Top 5 Kỹ Năng Quyết Định Thành Công Cho Sinh Viên Ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường

Tác Giả
Khoa Môi trường
Ngày
05/04/2025(534 lượt xem)
Chia sẻ qua
iconiconicon
thumbnail

Bạn đang theo học ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường hoặc có ý định theo đuổi lĩnh vực này trong tương lai? Ngoài kiến thức chuyên môn, sinh viên ngành này cần trang bị những kỹ năng nào để nổi bật, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp và đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội? Bài viết này sẽ chỉ ra Top 5 kỹ năng quan trọng nhất mà sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường cần có để thành công.

Tìm hiểu về ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường 

Sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường học gì?

Công nghệ Kỹ thuật Môi trường là ngành học cung cấp kiến thức ứng dụng trong các lĩnh vực: quản lý môi trường, biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và công nghệ xử lý chất thải. 

Đây là ngành học đóng vai trò then chốt trong xu hướng phát triển bền vững của Việt Nam và Thế giới, đảm bảo doanh nghiệp thực hiện đúng và đủ các yêu cầu về môi trường, sử dụng tài nguyên và năng lượng hiệu quả góp phần thúc đẩy doanh nghiệp khẳng định vị thế theo xu hướng phát triển bền vững và tăng trưởng xanh.

Kỹ sư môi trường sau khi tốt nghiệp tại Trường Đại học Văn Lang được trang bị các kiến thức cơ bản, cơ sở ngành, chuyên ngành và kỹ năng thực hành để có thể triển khai thực hiện các công tác chuyên môn của một kỹ sư môi trường theo định hướng ứng dụng trong các lĩnh vực:

  • Công nghệ xử lý chất thải
  • Quản lý môi trường
  • Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường

  • Thiết kế, cải tạo, thi công các công trình xử lý môi trường của các Công ty/ Tập đoàn trong và ngoài nước về thiết kế thi công xây dựng công trình.
  • Tư vấn hồ sơ và dự án môi trường của các Trung tâm/ Viện/ Công ty dịch vụ môi trường, Tập đoàn đa quốc gia về môi trường, Tổ chức thẩm định dự án.
  • Quan trắc môi trường tại các Chi cục Bảo vệ Môi trường, Sở Tài nguyên Môi trường, Trung tâm Dịch vụ Quan trắc, và các Trung tâm/Công ty dịch vụ môi trường.
  • Quản lý môi trường tại Cơ sở sản xuất, Công ty, Tập đoàn, Khu Công nghiệp, Khu chế xuất; Quản lý môi trường tại các cơ quan quản lý Nhà nước như: Sở Tài nguyên Môi trường thành phố và các tỉnh, Phòng quản lý Tài nguyên và Môi trường quận/ huyện, Sở Khoa học Công nghệ, Sở Xây dựng, Sở Qui hoạch Kiến trúc, v.v…
  • Nghiên cứu tại các Trung tâm/ Viện nghiên cứu về môi trường, Trường Đại học, Tổ chức quốc tế nghiên cứu về bảo vệ môi trường hoặc các dự án quốc tế về môi trường.

Các vị trí việc làm trên phân bổ từ các cấp bậc quản lý, chuyên viên cho đến sinh viên mới ra trường. Một số doanh nghiệp vẫn tuyển vị trí trưởng nhóm cho sinh viên mới tốt nghiệp sau quá trình đào tạo từ 3-6 tháng. 

Vị trí và công việc rất đa dạng cho các bạn sinh viên tốt nghiệp từ ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường, vì vậy việc rèn luyện tốt kỹ năng song song với tích lũy kiến thức chuyên môn là thật sự cần thiết đối với sinh viên.

Các kỹ năng cần có khi học ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường

Kỹ năng về phân tích và giải quyết vấn đề môi trường

Đây là nội dung quan trọng giúp sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường có thể dựa trên kiến thức nền tảng về chuyên môn đã được học trên lớp và dữ liệu thực tế, từ đó các bạn có thể phân tích và đưa ra những giải pháp để xử lý các vấn đề môi trường một cách hiệu quả, tiết kiệm và đúng yêu cầu của pháp luật.

Tư duy phản biện và logic trong việc đánh giá vấn đề môi trường

Tư duy phản biện là yếu tố nền tảng giúp sinh viên tiếp cận một vấn đề môi trường một cách khách quan, khoa học và đa chiều. Tư duy phản biện thường đi kèm với khả năng đánh giá và lập luận loigic để đưa ra những suy nghĩ, quan điểm có căn cứ và thuyết phục. Sinh viên có thể rèn luyện kỹ này thông qua các hoạt động như:

  • Phân tích nguyên nhân – hậu quả của một vấn đề môi trường
  • Đặt câu hỏi phản biện: Hoạt động của doanh nghiệp? Các loại nguyên – vật liệu doanh nghiệp sử dụng? Quy định của pháp luật của vấn đề này gồm những quy định nào? Có cách nào tối ưu hơn cho doanh nghiệp không?
  • Đưa ra giải pháp: sinh viên có thể đưa ra một giải pháp mang tính toàn diện, không bị lệ thuộc vào một góc nhìn hạn hẹp, lựa chọn giải pháp phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội – kỹ thuật.
Sinh viên thực hành tại phòng Lab

Kỹ năng tư duy sáng tạo 

A group of people holding a plant

AI-generated content may be incorrect.
Ảnh minh họa

Kỹ năng tư duy sáng tạo là khả năng đưa ra những ý tưởng khác biệt, sáng tạo, có giá trị cho doanh nghiệp khi đưa ra giải pháp xử lý vấn đề.

Sinh viên thực hiện tốt kỹ năng này sẽ luôn tìm tòi và phát hiện ra các khía cạnh mới của vấn đề, từ đó có thể chủ động giải quyết vấn đề một cách hiệu hơn. 

Kỹ năng ứng dụng kiến thức khoa học và công nghệ thông tin 

Kết hợp giữa khoa học tự nhiên và kỹ thuật để tìm giải pháp hiệu quả

Những kiến thức tưởng chừng “khó nhằn” ở trung học phổ thông là bộ ba Lý – Hóa – Sinh, sinh viên sẽ được học qua những buổi học tại phòng thí nghiệm, mô hình phản ứng hoặc được học và trải nghiệm ngay tại các công trình xử lý môi trường, sinh viên dễ dàng nắm vững các quy trình chuyển hóa. 

Từ đó giúp sinh viên vận dụng được các nguyên lý này vào vệc xử lý và quản lý môi trường một cách khoa học.

  • Giải thích các hiện tượng xảy ra trong môi trường
  • Đưa ra cảnh báo cho các rủi ro có thể xảy ra
  • Lựa chọn và đề xuất phương án công nghệ xử lý môi trường, các phương án sử dụng tài nguyên, các giải pháp quản lý môi trường, các giải pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ứng dụng công nghệ thông tin và các phần mềm mô phỏng công trình

Ngoài các kiến thức chuyên môn, kỹ năng công nghệ thông tin là không thể thiếu cho các kỹ sư môi trường tương lai, đặc biệt là trong thời đại công nghệ 4.0. Sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế như AUTOCAD, REVIT là kỹ năng công nghệ của sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật môi trường.

Ngoài ra, một số phần mềm mô phỏng sinh viên có thể rèn luyện thêm như:

  • Công nghệ GIS trong mô phỏng các quá trình môi trường
  • Mô hình thông tin công trình (BIM) trong xây dựng và quản lý công trình.
  • Công nghệ CMOS, công nghệ SIMATIC PCS7, công nghệ Digital Twin được ứng dụng trong thiết kế và vận hành hệ thống xử lý nước thải
Sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường sau khi tốt nghiệp có thể sử dụng AUTOCAD, REVIT để thực hiện các bản vẽ công trình

Kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp hiệu quả

  • Trong số những kỹ năng quan trọng mà sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường cần trang bị, kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp hiệu quả chính là yếu tố "vàng" giúp bạn thành công trong học tập và nghề nghiệp tương lai.
  • Trong lĩnh vực môi trường, người kỹ sư không làm việc hoàn toàn độc lập mà họ thường xuyên phải tham gia thực hiện các dự án như các công trình xử lý, hay thực hiện việc đánh giá tác động môi trường cho doanh nghiệp, hoặc tư vấn các thủ tục về môi trường cho doanh nghiệp sản xuất, v.v… Các công việc này cần có sự phối hợp của nhiều người, từ chuyên gia kỹ thuật đến các chuyên gia quản lý tài chính hoặc chuyên viên truyền thông,…

Vì vậy, để đạt được hiệu quả tốt nhất cho dự án, kỹ sư môi trường cần lắng nghe, chia sẻ quan điểm, ý tưởng của cá nhân và phản hồi ý kiến mang tính xây dựng, từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn về chuyên môn, lợi ích tài chính cho doanh nghiệp.

A green city with people walking on it

AI-generated content may be incorrect.
Ảnh minh họa

Kỹ năng nghiên cứu khoa học và học tập suốt đời

Việc rèn luyện kỹ năng nghiên cứu không chỉ giúp sinh viên hiểu rõ hơn về lĩnh vực chuyên môn, mà còn rèn tư duy logic, khả năng phân tích và giải quyết vấn đề một cách khoa học.

Tại Văn Lang, sinh viên không chỉ học lý thuyết mà còn được tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học như:

  • Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường
  • Tham gia các giải thưởng về nghiên cứu khoa học: Éureka, sinh viên nghiên cứu khoa học các cấp,..
  • Tham gia trực tiếp vào các đề tài nghiên cứu khoa học của giảng viên
Sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường đạt giải thưởng tại Hội nghị nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ năm 2024

Để thành công trong ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường, sinh viên không chỉ cần học tốt mà còn phải chủ động phát triển các kỹ năng mềm và tư duy hiện đại.

Nếu bạn đang tìm kiếm môi trường học tập hiện đại, năng động chú trọng phát triển toàn diện cho người học và mạng lưới kết nối doanh nghiệp rộng lớn thì ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường – Trường Đại học Văn Lang chính là lựa chọn lý tưởng dành cho bạn.

Xem ngay Tổng quan và chi tiết về Ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường

Các bài viết liên quan

Những lý do nên chọn ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường tại Văn Lang

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường tại Văn Lang – Cơ hội cho những ai đam mê phát triển bền vững

3 nhóm công việc dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường

Sự thật về mức lương ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi Trường: Lên đến 30 triệu/tháng?

Ngành công nghệ kỹ thuật môi trường học có khó không? Cơ hội, thách thức và bí quyết học tốt ngành này

THÔNG TIN LIÊN HỆ: 

Trường Công nghệ Văn Lang: facebook.com/VLTechUni 

Facebook: Khoa Môi trường 

Website: Khoa Môi trường 

Địa chỉ: Lầu 5, Tòa nhà A, Cơ sở chính: số 69/68 Đặng Thuỳ Trâm, phường 13, quận Bình Thạnh. 

Điện thoại: 028 710 99246

Tin: Khoa Môi trường

Thẻ