Ngành Hệ thống Thông tin là một trong những lĩnh vực hấp dẫn nhất hiện nay, tập trung nghiên cứu và phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho chuyển đổi số trong nhiều lĩnh vực như kinh doanh, giáo dục, y tế... Sinh viên theo học ngành này tại Văn Lang không chỉ được trang bị kiến thức chuyên môn vững vàng, mà còn có cơ hội thực hành qua những dự án thực tế ngay từ trên ghế nhà trường.
Ngành Hệ Thống Thông Tin tại Đại học Văn Lang được triển khai giảng dạy với đa dạng các phương pháp hiện đại, nhằm đáp ứng phong cách học tập của sinh viên Gen Z. Trong đó, phương pháp học tập qua dự án (Project-based Learning - PBL) là trụ cột giúc sinh viên phát triển toàn diện.
Học tập qua dự án (Project-Based Learning – PBL) là phương pháp giáo dục tiên tiến, trong đó sinh viên được giao thực hiện các dự án thực tế, gắn liền với nhu cầu doanh nghiệp hoặc bối cảnh xã hội cụ thể. Khác với cách học truyền thống dựa trên ghi nhớ lý thuyết, PBL yêu cầu người học phải vận dụng kiến thức liên ngành để giải quyết vấn đề, phối hợp làm việc nhóm, quản lý tiến độ, bảo vệ sản phẩm và trình bày trước hội đồng.
Thông qua quá trình này, sinh viên không chỉ tiếp thu kiến thức sâu sắc hơn mà còn rèn luyện những kỹ năng thiết yếu cho công việc sau này như: tư duy phản biện, giao tiếp, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề và tinh thần chủ động.
Tại Trường Đại học Văn Lang, phương pháp PBL được xem là định hướng đào tạo trọng tâm, được áp dụng xuyên suốt các học kỳ:
Dự án tập trung vào việc thu thập, phân tích và xây dựng hồ sơ yêu cầu cho hệ thống quản trị nhà hàng Thái Thái. Sinh viên đã áp dụng các phương pháp khảo sát, phỏng vấn và nghiên cứu quy trình nghiệp vụ để xác định nhu cầu thực tế của nhà hàng, từ đó đề xuất các yêu cầu hệ thống chi tiết và khả thi.
Trong suốt quá trình thực hiện, sinh viên đã sử dụng các công cụ như Figma để thiết kế prototype giao diện, Draw.io để mô hình hóa hệ thống, đồng thời trải nghiệm các kỹ năng quan trọng như phân tích yêu cầu, xây dựng prototype, đặt câu hỏi phỏng vấn và khai thác thông tin từ góc nhìn của khách hàng và người sử dụng cuối.
Kết quả đạt được của dự án bao gồm một bộ hồ sơ mô tả yêu cầu hoàn chỉnh, trong đó có các tài liệu đặc tả quy trình nghiệp vụ vận hành trước và sau khi có hệ thống, danh sách hồ sơ mô tả các yêu cầu chức năng và phi chức năng của hệ thống. Sau khi hoàn thành dự án, sinh viên không chỉ nắm vững quy trình phân tích yêu cầu mà còn hiểu rõ công việc, vai trò và trách nhiệm của một Business Analyst (BA), giúp các bạn định hướng nghề nghiệp trong tương lai một cách rõ ràng và dễ dàng hơn.
Dự án tập trung vào việc triển khai hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cho doanh nghiệp trang trí nội thất Đại Lộc. Sinh viên có cơ hội khảo sát và phân tích toàn diện hoạt động doanh nghiệp trước và sau khi áp dụng ERP, từ quy trình vận hành, quản lý tài nguyên, đến tối ưu hiệu suất làm việc. Dự án không chỉ giúp doanh nghiệp cải thiện khả năng quản lý, mà còn nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Sau 8 tuần làm việc nhóm theo mô hình thực chiến, sinh viên đã có cơ hội tiếp cận và thực hành với các quy trình nghiệp vụ cốt lõi của doanh nghiệp trên hệ thống ERP Odoo Community 17. Ngoài ra, nhóm còn triển khai hệ thống trên nền tảng Docker và sử dụng công cụ Miro để cộng tác và nâng cao tính trực quan hóa khi biểu thị và diễn đạt thông tin. Kết thúc dự án, sinh viên không chỉ có được cái nhìn toàn diện về vận hành doanh nghiệp mà còn hiểu rõ những thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt khi thiếu sự kết nối giữa các bộ phận.
Quan trọng hơn, dự án đã giúp sinh viên nhận thức sâu sắc vai trò then chốt của Công nghệ Thông tin trong việc xây dựng hệ thống dữ liệu liền mạch, từ đó hỗ trợ doanh nghiệp trong việc hoạch định nguồn lực và quản lý tài nguyên một cách hiệu quả, kịp thời. Dự án cũng là cơ hội để sinh viên trải nghiệm hiểu rõ các yêu cầu về chuyên môn và kỹ năng mềm của các vị trí nghề nghiệp chuyên viên phân tích nghiệp vụ (Business Analyst), chuyên viên tư vấn triển khai giải pháp ERP trong tương lai.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Hệ thống Thông tin có thể đảm nhận nhiều vị trí quan trọng trong doanh nghiệp:
Đặc biệt, sinh viên tốt nghiệp từ mô hình học PBL tại Văn Lang thường được đánh giá cao về khả năng "vào việc nhanh", kỹ năng giao tiếp và phối hợp nhóm – những năng lực rất quan trọng trong thời đại số.
Ngành Hệ Thống Thông Tin tại Đại học Văn Lang không chỉ mang lại kiến thức chuyên sâu mà còn tạo ra môi trường học tập tiên tiến, kết nối thực tiễn doanh nghiệp. Việc triển khai các dự án thực tế đã và đang giúp sinh viên tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp ngay trong quá trình học, từng bước hình thành tư duy giải quyết vấn đề, tư duy hệ thống và tư duy kinh doanh.
Nếu bạn đam mê công nghệ, yêu thích logic, muốn làm việc tại nơi giao thoa giữa kỹ thuật và quản trị – ngành Hệ thống Thông tin chính là lựa chọn lý tưởng dành cho bạn.
>> Xem ngay: Tổng quan và chi tiết về ngành Hệ thống Thông tin
Các bài viết liên quan:
Lộ trình học ngành Hệ thống Thông tin – Bước đầu xây dựng sự nghiệp trong thời đại chuyển đổi số
Hệ thống Thông tin: Chìa khóa giải quyết bài toán thực tiễn trong mọi lĩnh vực
Trí Tuệ Nhân Tạo (AI) Đang Thay Đổi Ngành Hệ Thống Thông Tin Như Thế Nào?
Giải mã sức hút của ngành Hệ thống Thông tin tại Văn Lang – Có gì đặc biệt?
Những kỹ năng tạo nên sự khác biệt của sinh viên ngành Hệ thống Thông tin tại Văn Lang
THÔNG TIN LIÊN HỆ: Trường Công nghệ Văn Lang: facebook.com/VLTechUni Khoa Công nghệ Thông tin: facebook.com/itvlu Website: https://www.vlu.edu.vn/faculty/khoa-cong-nghe-thong-tin Địa chỉ: Lầu 5, Tòa nhà A, Cơ sở chính: số 69/68 Đặng Thuỳ Trâm, phường 13, quận Bình Thạnh. Điện thoại: (028) 71 099 240 |
Tin: Khoa Công nghệ Thông tin
Thẻ
Gửi thất bại