banner

Kỹ thuật Phần mềm

Trường Đại học Văn Lang là trường đại học đầu tiên và duy nhất ở phía Nam được chuyển giao chương trình Kỹ thuật Phần mềm từ Trường Đại học Carnegie Mellon University (CMU) – trường đại học top 1 của Mỹ về khoa học máy tính và kỹ thuật phần mềm (theo xếp hạng của U.S News & Report từ năm 2015 – 2017).

Giới thiệu chung

Kỹ thuật Phần mềm được xem là công việc với nhiều khó khăn, yêu cầu người làm việc phải kiên trì và sáng tạo không ngừng. Kỹ thuật Phần mềm còn được đánh giá là một trong số ít nghề có khả năng “miễn dịch” với tình trạng khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay. Cử nhân Kỹ thuật Phần mềm năng động, sáng tạo, luôn tìm kiếm kiến thức mới và nhiều đất để thể hiện năng lực cá nhân trên thị trường lao động

Mã ngành

7480103 

Thời gian đào tạo

4 năm 

 

Văn bằng

Cử nhân Kỹ thuật Phần mềm 

 

Tổ hợp môn

A00: Toán – Lý – Hóa  

A01: Toán – Lý – Anh  

D01: Toán – Văn – Anh  

D10: Toán – Địa – Anh

Đặc điểm nổi bật của chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Phần mềm tại trường Đại học Văn Lang mang nhiều ưu điểm, hướng tới đào tạo kỹ sư phần mềm chất lượng quốc tế. 
 

Phương pháp học Learning By Doing chú trọng thực hành và bài tập kỹ năng

Sinh viên được học song song lý thuyết và thực hành tại phòng Software Lab, được tiếp cận và học cách điều hành phòng thực tế ảo AR/VR. Bổ trợ tiếng anh chuyên ngành miễn phí từ năm nhất để nâng cao t
...Xem thêm

Giáo trình tiếng Anh từ Đại học Carnegie Mellon University (CMU)

Giáo trình và tài liệu tham khảo tiếng Anh đều được chuyển giao trực tiếp từ CMU, các môn học được giảng dạy theo chương trình CMU.

Đội ngũ giảng viên chất lượng

Giảng viên ngành Kỹ thuật Phần mềm được tu nghiệp ở trụ sở CMU (Pittsburg – Mỹ) trước khi đạt yêu cầu giảng dạy cho sinh viên tại trường Đại học Văn Lang.

Năng lực đầu ra

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Phần mềm trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng được cập nhật mới nhất, xây dựng môi trường học tập để sinh viên có thể phát huy năng lực làm việc trong môi trường quốc tế sau khi tốt nghiệp.
image
Cấu trúc chương trình học

Chương trình đào tạo được thiết kế theo cấu trúc 4 năm, với tổng cộng 139 tín chỉ. 

1. Xem Mô tả Chương trình đào tạo

2. Xem Đề cương chi tiết

Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
  • Lập trình cơ bản
  • Kỹ năng mềm
  • Anh văn 1
  • Thiết kế website
  • Nhập môn KTPM
  • Cơ sở lập trình
  • Anh văn 2
  • Cơ sở dữ liệu
  • Quản lý dự án phần mềm
  • Môi trường và con người
  • Đồ án lập trình ứng dụng 1
  • Toán cho KTPM
  • Nhập môn Mạng máy tính và Điện toán đám mây
  • Anh văn 3
  • Triết học Mác - Lênin

 

Phương pháp học tập, giảng dạy và đánh giá

Khoa áp dụng đa dạng các phương pháp giảng dạy bao gồm: thuyết giảng, tình huống, thực hành, ngoại khóa, chú trọng công nghệ để sinh viên có trải nghiệm học tập tốt nhất.
image
Triển vọng nghề nghiệp

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận các vị trí trong doanh nghiệp như sau:  

Kỹ sư phần mềm với các vai trò: phân tích viên, thiết kế viên, lập trình viên, kiểm thử viên, trưởng nhóm lập trình, trưởng dự án trong các công ty phát triển và gia công phần mềm, các công ty tư vấn – thiết kế giải pháp công nghệ thông tin cho doanh nghiệp, các bộ phận vận hành và phát triển công nghệ thông tin của các cơ quan, tổ chức;
Cán bộ nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin ở các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và các trường học;
Giảng viên công nghệ thông tin ở trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề;
"Dù câu chuyện của bạn là gì, ngôn ngữ lập trình vẫn cho bạn sự tự do tuyệt đối để kể câu chuyện của mình."
media
"Dù câu chuyện của bạn là gì, ngôn ngữ lập trình vẫn cho bạn sự tự do tuyệt đối để kể câu chuyện của mình."
― Robert C. Martin, Clean Code: A Handbook of Agile Software Craftsmanship
media
*
*
*
Chọn ngành quan tâm