Hội nghị Khoa học quốc tế International Conference Logistic and Industrial Engineering (ICLIE) 2024

Tác Giả
Ánh Minh
Ngày
30/11/2024(914 lượt xem)
Chia sẻ qua
iconiconicon
thumbnail

Ngày 01/12/2024, Khoa Thương mại Trường Đại học Văn Lang tổ chức Hội nghị Khoa học quốc tế International Conference Logistics and Industrial Engineering (ICLIE) 2024 với chủ đề “Innovations in Sustainable Logistics and Supply Chain Management: Navigating the Path to Industry 4.0”. Đây là dịp gặp gỡ, giao lưu cùng các nhà khoa học, chuyên gia từ nhiều trường Đại học trong và ngoài nước, tạo nền tảng, thúc đẩy sự phát triển bền vững của lĩnh vực Kỹ thuật Công nghiệp và Logistics.

Với sự tham gia của các chuyên gia quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực, hội nghị đã trở thành diễn đàn học thuật thường niên do Khoa Thương mại Trường Đại học Văn Lang tổ chức. Sự kiện tạo ra không gian giao lưu, chia sẻ và cập nhật xu hướng mới, đồng thời giải quyết các thách thức trong ngành cũng như thích ứng biến động. Cụ thể, sự kết hợp giữa yếu tố công nghệ và bền vững là chìa khóa cho việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng, kỹ thuật công nghiệp trong kỷ nguyên 4.0. 

vlu-hoi-nghi-khoa-hoc-quoc-te-international-conference-logistic-and-industrial-engineering-iclie-2024-a.jpg

PGS.TS. Trần Thị Mỹ Diệu - Hiệu trưởng Trường Đại học Văn Lang chia sẻ: “Hội nghị ICLIE 2024 đánh dấu bước tiến mới của Văn Lang trong việc kết nối, mở rộng hợp tác toàn cầu. Trước sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ số, sự kiện ghi nhận hơn 150 bài nghiên cứu từ hơn 20 quốc gia về logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Hướng đến mục tiêu trở thành trở thành một trong những trường đại học trẻ được ngưỡng mộ nhất Châu Á năm 2030, Hội nghị là sự cam kết của Nhà trường với việc khám phá và phát triển hệ thống mới, đồng thời, kết nối và chia sẻ kiến thức với các chuyên gia đầu ngành.”

vlu-hoi-nghi-khoa-hoc-quoc-te-international-conference-logistic-and-industrial-engineering-iclie-2024-b.jpg
Từ bảng cơ cấu tổ chức, GS.TS. Vinh Thái - Khoa Kế toán, Hệ thống thông tin và Chuỗi cung ứng Đại học RMIT (Melbourne, Úc)  đã chia sẻ các yếu tố hỗ trợ hợp tác ở cấp độ vi mô, vĩ mô trong liên kết hậu cần khu vực.

Với kiến thức và kinh nghiệm sâu rộng, GS.TS. Vinh Thái - Khoa Kế toán, Hệ thống thông tin và Chuỗi cung ứng Đại học RMIT (Melbourne, Úc) đã đưa ra các ví dụ thực tế về sự kết nối giao thương giữa Logistics và các cảng tại Việt Nam. Thống kê số liệu liên kết Logistics khu vực, diễn giả đã trình bày thực trạng và vấn đề về cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Đặc biệt, các diễn giả đã bàn luận sôi nổi về định hướng kết nối chương trình học với khả năng đào tạo Logistics cũng như ưu và nhược điểm trong hợp tác chuỗi cung ứng cấp độ vi mô, vĩ mô để nâng cao hậu cần khu vực và phát triển kinh tế xã hội.

vlu-hoi-nghi-khoa-hoc-quoc-te-international-conference-logistic-and-industrial-engineering-iclie-2024-c.jpg
Nhằm tối ưu hóa trong chuỗi cung ứng, PGS.TS. Rujira Chaysiri - Viện Công nghệ Quốc tế Sirindhorn, Đại học Thammasat (Thái Lan) đã đúc rút các mô hình quản lý kinh doanh theo từng bộ phận.

Trình bày về việc phân bổ nguồn lực trong quản lý chuỗi cung ứng, PGS.TS. Rujira Chaysiri - Viện Công nghệ Quốc tế Sirindhorn, Đại học Thammasat (Thái Lan) đã đưa ra các mô hình dự báo tài chính nhằm tối ưu hóa danh mục đầu tư. Dựa trên kết quả báo cáo, diễn giả đã trả lời các câu hỏi liên quan đến việc thiết kế mô hình, thu thập dữ liệu và giải quyết bài toán giảm thiểu chi phí nhằm đáp ứng kỳ vọng trong tương lai.

vlu-hoi-nghi-khoa-hoc-quoc-te-international-conference-logistic-and-industrial-engineering-iclie-2024-d.jpg
TS. Yasushi Ueki - Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Kinh tế Phát triển Jetro (Nhật Bản) đã tổng kết việc Thu thập dữ liệu; Chuyển đổi số; Chuyển đổi xanh và Xu hướng tiếp cận, đặc biệt tại Nhật Bản.

Dưới góc nhìn của chuyên gia, TS. Yasushi Ueki - Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Kinh tế Phát triển Jetro (Nhật Bản) đã trình bày về khả năng ứng dụng kỹ thuật số và mô hình nhân sự phù hợp cho từng quốc gia. Điều này giữ vai trò quan trọng trong thu hút lao động và quản lý chất lượng. Thông qua mô hình IMPULS (Industry 4.0 readiness model), diễn giả nhận định 06 yếu tố quan trọng: Chiến lược và tổ chức; Nhà máy thông minh; Vận hành thông minh; Sản phẩm thông minh; Dịch vụ điều khiển dữ liệu và người lao động.

vlu-hoi-nghi-khoa-hoc-quoc-te-international-conference-logistic-and-industrial-engineering-iclie-2024-e.jpg
Hội nghị Khoa học quốc tế ICLIE 2024 là dịp gặp gỡ, giao lưu cùng các nhà khoa học, chuyên gia từ nhiều trường Đại học trong và ngoài nước.

Chiều cùng ngày, Hội nghị đã diễn ra thành công với 09 phiên thảo luận theo 05 chủ đề trọng tâm:

  • Tính bền vững và CSR. 
  • Thiết kế và hệ thống năng lượng tái tạo. 
  • Thiết kế và tối ưu hóa chuỗi cung ứng và hậu cần.
  • Các ứng dụng Công nghiệp 4.0. 
  • Chuyển đổi kỹ thuật số (Thương mại điện tử, Tiếp thị, Kinh doanh).
vlu-hoi-nghi-khoa-hoc-quoc-te-international-conference-logistic-and-industrial-engineering-iclie-2024-f.jpg

Theo đó, những chủ đề này đã tạo ra các thảo luận và trao đổi sôi nổi, đưa ra nhiều quan điểm và góc nhìn mới về Quy trình công nghiệp bền vững; Tối ưu hóa hệ thống năng lượng tái tạo; Chiến lược phân phối & Quản lý đóng gói; Ứng dụng IoT trong SCM. Đặc biệt, nội dung nghiên cứu được các báo cáo viên phân tích và đo lường theo nhiều phương pháp cũng như thiết kế sản phẩm từ bộ dữ liệu thực.

Chúc mừng Hội nghị Khoa học quốc tế International Conference Logistics and Industrial Engineering (ICLIE) 2024 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Hy vọng, hội nghị sẽ tiếp tục mở rộng quy mô, kết nối cộng đồng quốc tế và tích cực cập nhật xu hướng công nghệ trong ngành Logistics. 

1 / 13
2 / 13
3 / 13
4 / 13
5 / 13
6 / 13
7 / 13
8 / 13
9 / 13
10 / 13
11 / 13
12 / 13
13 / 13

Mời cộng đồng Văn Lang cùng xem lại những khoảnh khắc đáng nhớ tại Hội nghị Khoa học quốc tế International Conference Logistics and Industrial Engineering (ICLIE) 2024

Tin: Ánh Minh
Hình: Gia Vy

Thẻ