Với sứ mệnh đào tạo những con người mang lại tác động tích cực truyền cảm hứng cho xã hội, Trường Đại học Văn Lang cam kết thực hiện các chính sách giáo dục vì mục tiêu phát triển bền vững trong mọi hoạt động của Nhà trường, trong đó công tác đào tạo được tập trung đầu tư và quyết liệt triển khai ở nhiều phương diện.
Học phần đào tạo “Môi trường và Con người”
Môn học Môi trường và Con người được bắt đầu đưa vào chương trình đào tạo một số ngành của Trường Đại học Văn Lang từ năm học 2013 – 2014. Cho đến nay, học phần đã được mở rộng quy mô giảng dạy cho sinh viên tất cả các ngành đào tạo của chương trình đại học Tiêu chuẩn và chương trình Đặc biệt.
Môn học Môi trường và Con người được xây dựng dành cho sinh viên không chuyên về môi trường, giúp sinh viên lĩnh hội những kiến thức cơ bản về môi trường, mối quan hệ tương hỗ giữa con người và môi trường, cơ sở khoa học môi trường, nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu. Nội dung môn học truyền tải trên cơ sở tự nghiên cứu của sinh viên với sự hỗ trợ của giảng viên về nội dung, lộ trình và phương pháp nghiên cứu.
Các chủ đề lớn trong chương trình đào tạo môn học Môi trường và Con người gồm có: một số khái niệm cơ bản về môi trường; ô nhiễm môi trường và các tác động; các tiếp cận trong bảo vệ môi trường; giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Môn học không chỉ rèn luyện cho sinh viên kỹ năng tư duy giải quyết vấn đề, làm việc độc lập, làm việc nhóm, mà còn góp phần hình thành ý thức bảo vệ môi trường trong cuộc sống hàng ngày và các hoạt động nghề nghiệp trong tương lai.
Học tập kết hợp phục vụ cộng đồng
Tại Việt Nam, Trường Đại học Văn Lang là một trong số các trường đại học tiên phong triển khai đào tạo mô hình học tập Service-Learning cho sinh viên chương trình Đào tạo Đặc biệt từ năm 2019. Bằng cách áp dụng phương pháp học tập kết hợp giữa lý thuyết trên lớp và triển khai dự án cộng đồng, chương trình giúp sinh viên đóng góp những giá trị thiết thực cho nhiều hoàn cảnh khó khăn khắp cả nước.
Mở rộng sức lan tỏa những giá trị tích cực, các hoạt động cộng đồng của sinh viên chương trình Đào tạo Đặc biệt và sinh viên chương trình quốc tế còn kết nối sự tham gia của nhiều đoàn sinh viên quốc tế đến từ Singapore, Malaysia, Hà Lan, Anh,....
Đối với sinh viên chương trình tiêu chuẩn, mỗi năm, các bạn đóng góp hàng nghìn dự án giải quyết các vấn đề liên quan đến 17 mục tiêu phát triển bền vững thông qua môn học Kỹ năng Công dân toàn cầu. Ở môn học này, sinh viên được đào tạo kiến thức, kỹ năng trong ngành học để giải quyết các vấn đề xã hội và trực tiếp xây dựng các dự án cộng đồng thông qua cuộc thi Happy World Invocations hằng năm.
Phát triển ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường
Thành lập năm 1995, Khoa Môi trường là một trong những tập thể dẫn đầu trong hoạt động nghiên cứu khoa học và chất lượng đào tạo được khẳng định tại Trường Đại học Văn Lang. Năm 2022, ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường tự hào là 1 trong 4 ngành đầu tiên của Trường đạt chứng nhận kiểm định AUN-QA.
Ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường tại Trường Đại học Văn Lang hướng đến việc đào tạo những chuyên gia có kiến thức vững chắc về môi trường, tài nguyên và công nghệ liên quan, đồng thời khuyến khích tư duy sáng tạo và khả năng tìm kiếm giải pháp sáng tạo cho các vấn đề môi trường phức tạp. Thông qua việc áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển các phương pháp tái chế và tái sử dụng tài nguyên, ngành học tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến (1) xử lý và bảo vệ nguồn nước, hướng đến an toàn nguồn nước, đảm bảo hệ sinh thái dưới nước – SDG 6 & SDG 14; (2) quản lý và xử lý chất thải rắn, tập trung vào việc tiết giảm, tái chế, tái sử dụng, thu hồi nguyên liệu có giá trị, hạn chế các - SDG 7, 12, & 15; (3) thích ứng với biến đổi khí hậu – SDG 11 và SDG 13.
Ngoài chương trình bậc đại học, Trường đại học Văn Lang đào tạo chương trình Thạc sĩ ngành Kỹ thuật Môi trường, Thạc sĩ ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường và Tiến sĩ chuyên ngành Khoa học Môi trường. Đối với nhóm ngành sau đại học, Trường Đại học Văn Lang tập trung tìm kiếm giải pháp cho tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và kinh tế tuần hoàn, cũng như phát triển công nghệ và quản lý để đối phó với các vấn đề môi trường cấp thiết bao gồm việc nghiên cứu và triển khai các giải pháp cho các vấn đề như ô nhiễm vi nhựa và chất ô nhiễm hữu cơ bền. Công nghệ xử lý và tái chế chất thải cũng là một phần quan trọng trong định hướng phát triển này, giúp giảm thiểu tác động của chất thải đối với môi trường, đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường và xây dựng một tương lai bền vững.
Sinh viên Trường Đại học Văn Lang không chỉ học lý thuyết mà còn thực hành trong môi trường học tập thúc đẩy bình đẳng giới. Nhà trường đảm bảo mọi cá nhân được tôn trọng, không phân biệt giới tính, tôn giáo, khuyết tật hay nguồn gốc dân tộc, và có quyền truy cập vào kiến thức và cơ hội phát triển một cách công bằng. Nhà trường tin rằng môi trường học tập bình đẳng giúp sinh viên phát triển toàn diện và tự tin, sẵn sàng thể hiện khả năng và tiềm năng của mình. Bên cạnh đó, Khoa Môi trường cũng tập trung tạo cơ hội để sinh viên và giảng viên có cơ hội nâng cao năng lực chuyên môn thông qua các dự án nghiên cứu khoa học, chương trình talkshow cùng chuyên gia đầu ngành, chương trình tham quan thực tế, giao lưu cùng sinh viên quốc tế,...
Khoa Môi trường Trường Đại học Văn Lang tổ chức hội thảo trong khuôn khổ dự án quốc tế PEER Cycle 9 - “Nano-assisted bioremediation of diffused dioxins in soil and sediment”.
------------
Danh sách các môn học nổi bật tại Trường Đại học Văn Lang gắn với các 17 mục tiêu phát triển bền vững:
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC
SDG 6: cung cấp nước sạch và giữ gìn vệ sinh
SDG 7: năng lượng rẻ, sạch
SDG 9: công nghiệp, sáng tạo đổi mới, và phát triển cơ sở vật chất
SDG 11: phát triển bền vững cho thành phố và cộng đồng
SDG 12: sản xuất và tiêu dùng có trách nhiệm
SDG 13: ứng phó với đổi khí hậu
SDG 14: bảo tồn hệ sinh thái môi trường nước
SDG 15: bảo tồn hệ sinh thái môi trường trên mặt đất
CHƯƠNG TRÌNH SAU ĐẠI HỌC
SDG 6: cung cấp nước sạch và giữ gìn vệ sinh
Kỹ thuật phân tích nước và nước thải: 81WWAT7022_Ky thuat phan tich nuoc & nuoc thai.docx
Hóa học trong môi trường nước: 81AQCH7152_Hoa hoc trong MT nuoc.docx
Công nghệ xử lý nước thải bậc cao: 81AWTT7063_Cong nghe XL nuoc thai bac cao.docx
Công nghệ xử lý nước cấp bậc cao: 81AWTT7133_Cong nghe XL nuoc cap bac cao.docx
SDG 7: năng lượng rẻ, sạch
Kiểm soát ô nhiễm không khí nâng cao: 81AAPC7043_Kiem soat ONKK NC.docx
Năng lượng và năng lượng tái tạo: 81EREN7163_Nang luong & Nang luong TT.docx
SDG 9: công nghiệp, sáng tạo đổi mới, và phát triển cơ sở vật chất
Công nghệ tái chế chất thải rắn: 81SWRT7073_Cong nghe tai che CTR.docx
Kinh tế tài nguyên môi trường: 81ENRE7052_Kinh te Tai nguyen Moi truong.docx
Chính sách quản lý tài nguyên và môi trường: 81NREM7042_Chinh sach Tai nguyen & Moi truong.docx
SDG 11: phát triển bền vững cho thành phố và cộng đồng
Mô hình hóa môi trường: 81ENMO7033_Mo hinh hoa.docx
Phân tích và đánh giá dữ liệu môi trường: 20. 81AEED7203_Phan tich & Danh gia DLMT_2023_hieu chinh.docx
Quy hoạch môi trường: 28. 81ENPL7222_Quy hoach Moi truong_2023_hieu chinh.docx
Tư vấn chính sách môi trường quốc tế: 29. 81IEPC7266_Tu Van Chinh sach Moi truong Quoc te_2023_hieu chinh.docx
SDG 12: sản xuất và tiêu dùng có trách nhiệm
Kỹ thuật xử lý chất thải nguy hại: 17. 81HWTT7173_Ky thuat Xu ly Chat thai Nguy hai_2023_hieu chinh.docx
Công nghệ tái chế chất thải rắn: 7. 81SWRT7073_Cong nghe tai che CTR_2023_hieu chinh.docx
SDG 13: ứng phó với đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh: 21. 81CCGG7023_Bien doi khi hau & tang truong xanh_2023_hieuchinh.docx
Các giải pháp công nghệ thích ứng với biến đổi khí hậu: 14. 81CCAM7143_Cac GPCN thich ung voi BĐKH_2023_hieu chinh.docx
Tin: TS. Huỳnh Tấn Lợi – Gia Hân
Hình: Gia Hân (tổng hợp)
Thẻ
Gửi thất bại