Sinh viên Trường Đại học Nghệ thuật Hoàng gia Campuchia trải nghiệm khóa học ngắn hạn tại VLU

Tác Giả
Nguyễn My
Ngày
24/07/2023(323 lượt xem)
Chia sẻ qua
iconiconicon
thumbnail

Trong khuôn khổ khóa học ngắn hạn đầu tiên do Khoa Công nghệ Sáng tạo tổ chức diễn ra xuyên suốt từ ngày 25/07 - 28/07/2023, đoàn giảng viên và sinh viên Trường Đại học Nghệ thuật Hoàng gia Campuchia đã tham gia trải nghiệm 03 chuyên đề: Các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận; Thiết kế hậu hiện đại: Cách giải quyết những vấn đề trong thiết kế hiện đại; Kiến trúc nhà ở truyền thống dân gian Nam Bộ.

vlu-sinh-vien-truong-dai-hoc-nghe-thuat-hoang-gia-campuchia-trai-nghiem-khoa-hoc-ngan-han-tai-truong-dai-hoc-van-lang-a.jpg
Lớp học “Các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận” diễn ra tại phòng thực hành nghệ thuật biểu diễn mới của Khoa Nghệ thuật Ứng dụng.

Dưới sự dẫn dắt của PGS.TS. Trương Ngọc Thắng - Trưởng bộ môn Thanh Nhạc, Khoa Nghệ thuật ứng dụng và ThS. Phạm Hoài Phương - Giảng viên môn Thanh Nhạc, tại lớp học “Các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận”, các bạn sinh viên đã được giới thiệu, cũng như chia sẻ những kiến thức sâu sắc về các giá trị văn hóa phi vật thể: Nhã nhạc cung đình huế; Dân ca quan họ Bắc Ninh; Nghệ thuật Bài chòi Trung bộ Việt Nam… 

vlu-sinh-vien-truong-dai-hoc-nghe-thuat-hoang-gia-campuchia-trai-nghiem-khoa-hoc-ngan-han-tai-truong-dai-hoc-van-lang-b.jpg

Theo PGS.TS. Trương Ngọc Thắng, âm nhạc là phương tiện thể hiện cảm xúc của mỗi người về thế giới quan và cũng là một phần trong sinh hoạt cộng đồng: “Âm nhạc Việt Nam trước khi có chữ viết là phương tiện để con người thể hiện cảm xúc của mình về thế giới xung quanh và cũng là một phần của sinh hoạt cộng đồng. Âm nhạc ở Việt Nam còn được sử dụng trong sinh hoạt tôn giáo, trong đời sống hàng ngày và lễ hội của nhân dân.”

vlu-sinh-vien-truong-dai-hoc-nghe-thuat-hoang-gia-campuchia-trai-nghiem-khoa-hoc-ngan-han-tai-truong-dai-hoc-van-lang-c.jpg

Thông qua bài tập nhóm “The meaning of “Form follow Function”, lớp học “Thiết kế hậu hiện đại: Cách giải quyết những vấn đề trong thiết kế hiện đại” của ThS. Phan Hoài Anh - Khoa Công nghệ sáng tạo đã mang đến nhiều thông tin, giá trị học hỏi về tư duy thiết kế của quá khứ - hiện tại và cách giải quyết vấn đề thiết kế duy nhất trong chủ nghĩa hiện đại. 

vlu-sinh-vien-truong-dai-hoc-nghe-thuat-hoang-gia-campuchia-trai-nghiem-khoa-hoc-ngan-han-tai-truong-dai-hoc-van-lang-d.jpg

Đến với lớp học “Kiến trúc nhà ở truyền thống dân gian Nam Bộ”, ThS. Phạm Việt Bảo Khuyên - Giảng viên Khoa kiến trúc giới thiệu những công trình kiến trúc độc đáo, đồ sộ và tinh tế của Việt Nam mang chủ đề: Nhà dân gian Việt Nam, so sánh giữa kiến ​​trúc truyền thống Việt Nam và Trung Quốc, Phố cổ. Từ đó, gợi mở cho người học cái nhìn sâu sắc hơn về đặc điểm kiến ​​trúc nhà dân gian truyền thống như: Bố cục tổng thể – bố cục các gian nhà, vật lý kiến trúc…

vlu-sinh-vien-truong-dai-hoc-nghe-thuat-hoang-gia-campuchia-trai-nghiem-khoa-hoc-ngan-han-tai-truong-dai-hoc-van-lang-e.jpg
Sinh viên Trường Đại học Nghệ thuật Hoàng gia Campuchia tìm hiểu về kết cấu và kiến trúc đặc trưng của nhà ở Nam bộ Việt Nam.
vlu-sinh-vien-truong-dai-hoc-nghe-thuat-hoang-gia-campuchia-trai-nghiem-khoa-hoc-ngan-han-tai-truong-dai-hoc-van-lang-f.jpg

Qua những kiến thức về văn hóa Việt Nam được cung cấp tại khóa học, mong rằng đó sẽ là tiền đề cho quá trình tiếp cận giáo dục, bồi dưỡng chuyên sâu và thích ứng với sự phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, điều này còn mở ra hướng hợp tác toàn diện giữa hai đơn vị đào tạo, góp phần định hướng phát triển đào tạo trình độ Đại học, sau Đại học và nâng cao mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam - Campuchia. 

Tin: Nguyễn My
Hình: Quỳnh Nga - Chí Thiện

Thẻ