Với nhu cầu nhân lực ngày càng cao, ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn từ điều phối vận tải, quản lý kho, hoạch định chuỗi cung ứng đến phân tích dữ liệu vận hành. Vậy hành trình học tập ngành này có gì đặc biệt? Sinh viên cần chuẩn bị những gì để sẵn sàng cho tương lai?
Để đáp ứng được yêu cầu công việc trong một môi trường ngày càng biến động và số hóa mạnh mẽ, sinh viên ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng được đào tạo theo hướng tích hợp: vững nền tảng, thành thạo kỹ năng thực tiễn và làm chủ các xu hướng công nghệ mới. Chương trình học được thiết kế theo ba khối nội dung chính:
Đây là nhóm học phần giúp sinh viên nắm vững cấu trúc và nguyên lý vận hành của chuỗi cung ứng hiện đại:
Nhóm học phần này trang bị kỹ năng nghiệp vụ thông qua các mô hình mô phỏng, công cụ công nghệ và tình huống doanh nghiệp thực tiễn:
Thông qua các học phần thực hành chuyên sâu này, sinh viên được tiếp cận và thao tác trên các phần mềm hiện đại như SAP ERP, Power BI, FlexSim, và WMS, giúp rút ngắn khoảng cách giữa kiến thức học thuật và yêu cầu công việc thực tế.
Đây là nhóm học phần cập nhật xu hướng mới trong chuyển đổi số và phát triển bền vững của ngành logistics:
Ngoài ra, tại Việt Nam một số trường đại học uy tín và tiên phong trong đào tạo lĩnh vực logistics đã chủ động tích hợp các chương trình học với chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế nhằm nâng cao năng lực thực hành và khả năng hội nhập cho sinh viên. Tại TP.HCM, Trường Đại học Văn Lang là một trong những đơn vị triển khai chương trình đào tạo kết hợp với hệ thống chứng chỉ của FIATA – Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế, giúp sinh viên được tiếp cận các tiêu chuẩn hành nghề được công nhận trên toàn cầu.
Các học phần chuyên sâu theo chuẩn FIATA bao gồm:
Việc kết hợp đào tạo đại học với chương trình chứng chỉ FIATA giúp sinh viên vừa vững lý thuyết, vừa giỏi nghiệp vụ, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh và cơ hội việc làm trong môi trường logistics quốc tế.
Đặc thù của ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng là gắn liền với thực tiễn vận hành. Vì vậy, trong suốt chương trình đào tạo, sinh viên đã được thiết kế lộ trình học tập kết hợp với trải nghiệm thực tế đa dạng, giúp hình thành tư duy nghề nghiệp vững chắc và sẵn sàng bước vào thị trường lao động.
Hằng năm, sinh viên được tổ chức các chuyến tham quan thực tế tại nhà máy sản xuất, trung tâm phân phối, kho hàng thông minh và các đơn vị logistics hàng đầu trong nước. Tại đây, sinh viên có cơ hội:
Những trải nghiệm này không chỉ giúp sinh viên gắn kết lý thuyết với thực tiễn, mà còn hình thành tư duy hệ thống, hiểu rõ vai trò của từng mắt xích trong chuỗi cung ứng. Đây chính là bước đệm quan trọng để sinh viên tự tin bước vào môi trường làm việc chuyên nghiệp sau khi ra trường.
Các hội thảo khoa học chuyên ngành là một phần không thể thiếu trong quá trình đào tạo sinh viên ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng. Những sự kiện học thuật này được tổ chức với sự tham gia của giảng viên, chuyên gia doanh nghiệp, nhà nghiên cứu và sinh viên, nhằm cập nhật xu hướng mới, trao đổi học thuật và thúc đẩy tinh thần nghiên cứu ứng dụng. Sinh viên không chỉ tham dự với vai trò người nghe, mà còn được khuyến khích trình bày nghiên cứu, báo cáo đề tài nhóm, tham gia thảo luận học thuật, thiết kế poster chuyên ngành và tranh biện trực tiếp với diễn giả. Qua đó, sinh viên rèn luyện tư duy phản biện, năng lực diễn đạt học thuật, và khả năng kết nối kiến thức vào thực tiễn ngành.
Trường Đại học Văn Lang là một trong những đơn vị đào tạo tiên phong tại TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung trong việc thúc đẩy hội nhập học thuật quốc tế trong đào tạo logistics. Hằng năm, trường tổ chức hoặc đồng tổ chức nhiều hội thảo quốc tế có uy tín. Nhờ các hoạt động này, sinh viên có cơ hội:
Đây là những trải nghiệm quý báu giúp sinh viên tự tin hơn khi bước vào môi trường làm việc quốc tế, đồng thời hình thành tư duy nghiên cứu và học tập suốt đời, yếu tố quan trọng của một thế hệ nhân lực logistics chất lượng cao.
Bên cạnh các hoạt động học thuật trong nước, sinh viên ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng còn được khuyến khích tham gia các cuộc thi học thuật, mô phỏng chuỗi cung ứng, và sân chơi chuyên môn ở cấp độ khu vực và quốc tế. Những cuộc thi này là cơ hội để sinh viên:
Trường Đại học Văn Lang xác định rõ định hướng quốc tế hóa trải nghiệm học tập như một trụ cột trong chiến lược đào tạo nguồn nhân lực Logistics thế hệ mới. Nhà trường không chỉ tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các cuộc thi học thuật quốc tế, mà còn chủ động xây dựng mạng lưới hợp tác học thuật toàn cầu, thông qua việc tổ chức và đồng tổ chức các sự kiện chuyên ngành mang tính quốc tế.
Tiêu biểu là chương trình SLOG Challenge được trường Đại học Văn Lang tổ chức định kỳ hàng năm, là một cuộc thi mô phỏng chuỗi cung ứng được tổ chức hàng năm với sự tham gia của các đội thi đến từ Malaysia, Đài Loan, Thái Lan và các trường đại học hàng đầu tại Việt Nam. Đây là sân chơi học thuật giúp sinh viên nâng cao kỹ năng phân tích, giải quyết tình huống và làm việc nhóm đa văn hóa. Bên cạnh đó, chương trình Global Summer Camp do Trường Đại học Văn Lang tổ chức cũng là một điểm nhấn nổi bật. Chương trình thu hút sinh viên quốc tế từ nhiều quốc gia đến giao lưu, học tập và khám phá văn hóa, đồng thời tạo cơ hội để sinh viên Văn Lang mở rộng mạng lưới học thuật, rèn luyện ngoại ngữ và phát triển tư duy toàn cầu ngay tại Việt Nam. Thông qua các hoạt động này, sinh viên không chỉ học tập trong môi trường chuẩn quốc tế, mà còn được truyền cảm hứng để trở thành những công dân toàn cầu bản lĩnh, đúng với tinh thần: Học tại Văn Lang – Vươn ra thế giới.
Chương trình đào tạo ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng của Trường Đại học Văn Lang được xây dựng cân đối ba mảng gồm: Vận tải – Tối ưu hoá hoạt động sản xuất – Thiết kế Chuỗi cung ứng nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức tổng quan và chuyên sâu về lĩnh vực Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng. Nội dung chương trình đào tạo chú trọng phát triển kỹ năng quản lý, công nghệ vận hành hệ thống Logistics và Chuỗi cung ứng theo xu hướng 4.0, đồng thời nâng cao tư duy phân tích và ứng dụng thực tiễn cho người học.
Đặc biệt, ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng được tích hợp chứng chỉ nghề nghiệp tiếp vận do Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận Vận tải Quốc tế (FIATA), đây là chứng chỉ có giá trị quốc tế, được công nhận rộng rãi trong ngành logistics và giao nhận toàn cầu.
Chuyên ngành lựa chọn: có 2 chuyên ngành lựa chọn
Thời gian đào tạo: 3.5 năm (10 Học kỳ).
Văn bằng sau khi tốt nghiệp
Đăng ký ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng tại Đại học Văn Lang
Nếu bạn đang tìm kiếm một ngành học đầy tiềm năng, mở ra vô số cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn, thì Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng tại Trường Đại học Văn Lang chính là lựa chọn không thể bỏ lỡ. Đây không chỉ là ngành học dẫn đầu xu hướng mà còn là chìa khóa giúp bạn chinh phục tương lai. Đăng ký ngay hôm nay để nắm bắt cơ hội và tạo dấu ấn trong lĩnh vực đầy triển vọng này!
Các bài viết liên quan:
Lý do con gái thành công trong ngành Logistics
Học Logistics – Đón đầu xu hướng việc làm thời đại 4.0
Học Logistics thời Gen Z: Khi công nghệ lên ngôi và ý tưởng không giới hạn
Bộ môn Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng Email: bm.logistics@vlu.edu.vn Fanpage: https://www.facebook.com/Logisticsvlu Phòng Tuyển sinh và Truyền thông Hotline tuyển sinh: 028 7105 9999 Email: p.tstt@vlu.edu.vn Fanpage: https://www.facebook.com/tuyensinhvlu/?locale=vi_VN |
Tin: Bộ môn Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng
Thẻ
Gửi thất bại