Ngành Tâm lý học tập huấn về sức khỏe tâm thần trong thời đại số

Tác Giả
Diễm Quỳnh
Ngày
23/07/2024(399 lượt xem)
Chia sẻ qua
iconiconicon
thumbnail

Nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để đối phó với nguy hại do bạo lực mạng và nghiện công nghệ gây ra, ngày 24 và 25/07/2024, Khoa Xã hội và Nhân văn Trường Đại học Văn Lang tổ chức chương trình tập huấn “Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần trong bối cảnh xã hội số hiện nay". 

Chia sẻ về mục tiêu của buổi tập huấn, TS. Hồ Quốc Hùng - Phó Trưởng khoa Xã hội & Nhân văn, Trưởng ngành Văn học (Ứng dụng) Trường Đại học Văn Lang cho biết: “Buổi tập huấn không chỉ là một hoạt động học thuật mà còn là cơ hội để các giảng viên nâng cao kiến thức chuyên môn và trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ những phương pháp giảng dạy hiệu quả; từ đó, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, giúp sinh viên ứng dụng kiến thức vào thực tế và giải quyết những vấn đề xã hội một cách hiệu quả. 

vlu-nang-cao-nhan-thuc-ve-cac-van-de-ve-suc-khoe-tam-than-trong-thoi-dai-so-a.jpg
Chương trình tập huấn được dẫn dắt bởi TS. Helen Liu - Giảng viên Trường Đại học Saint Joseph (Macau)

Tại các buổi tập huấn, TS. Helen Liu - Giảng viên Trường Đại học Saint Joseph (Macau) đã giúp thầy cô, sinh viên ngành Tâm lý học hiểu rõ hơn về bản chất và những hình thức thể hiện của bạo lực mạng, các hành vi thường gặp và tác hại của việc nghiện điện tử đối với đời sống của trẻ em và thanh thiếu niên. TS. Helen Liu cũng đưa ra những trường hợp cụ thể, liên hệ trực tiếp với bối cảnh kinh tế, văn hóa và xã hội ở Macau, đồng thời khuyến khích thầy cô tham gia các hoạt động tương tác, đặt vấn đề trong bối cảnh thực tế ở Việt Nam để có những đóng góp ý tưởng sát với thực tiễn.

vlu-nang-cao-nhan-thuc-ve-cac-van-de-ve-suc-khoe-tam-than-trong-thoi-dai-so-b.jpg
Thầy cô cùng sinh viên Khoa Xã hội và Nhân văn tích cực trao đổi ý kiến, chia sẻ quan điểm.

Bên cạnh các kiến thức nền tảng, người học còn được giải quyết tình huống cụ thể thông qua ứng dụng ba mô hình: bản đồ sinh thái, mô hình thấu cảm và kế hoạch hành động. Theo đó, quá trình tham vấn tâm lý cho bệnh nhân sẽ đi từ việc nghiên cứu cơ bản về mối quan hệ xung quanh với ba mức độ ảnh hưởng từ vĩ mô đến vi mô. Theo TS. Helen Liu, mô hình thấu cảm giúp phân tích và làm rõ những yếu tố về cảm xúc, thái độ khi đứng dưới góc nhìn của người bệnh. Từ đây, nhà tham vấn tâm lý sẽ xây dựng kế hoạch hành động, bao gồm một chuỗi những công việc phải thực hiện để giúp đỡ người tham gia trị liệu vượt qua rào cản, khắc phục tổn thương, bảo vệ họ khỏi những hành vi tiêu cực. 

vlu-nang-cao-nhan-thuc-ve-cac-van-de-ve-suc-khoe-tam-than-trong-thoi-dai-so-c.jpg

Vấn đề sức khỏe tâm lý, tâm thần ở đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên có mối tương quan mật thiết với quan hệ gia đình và Nhà trường của các bạn. Chính vì vậy, vai trò của giáo dục là hết sức quan trọng trong quá trình phát triển thể chất và tinh thần của mỗi trẻ. Buổi tập huấn đã giúp giảng viên Khoa Xã hội và Nhân văn, sinh viên ngành Tâm lý học Trường Đại học Văn Lang mở rộng kiến thức, tạo không gian trao đổi hữu ích về cách ứng phóng và khắc phục các vấn nạn đe dọa đến sức khỏe tâm thần của giới trẻ hôm nay.

Tin: Diễm Quỳnh
Hình ảnh: Khánh Đăng

Thẻ