Tại Diễn đàn lãnh đạo cấp cao về “Năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong kỷ nguyên AI và trật tự thế giới mới” diễn ra ngày 06/07/2024, Khoa Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Văn Lang đã trao ký kết MOA cùng Shidler College of Business (Hawai’i University).
Diễn đàn lãnh đạo cấp cao về “Năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong kỷ nguyên AI và trật tự thế giới mới” là không gian để người tham dự cùng chia sẻ kiến thức và nâng cao năng lực ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên công nghệ. Hoạt động nằm trong khuôn khổ hợp tác đào tạo quốc tế Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh theo chương trình Vietnam Executive MBA (VEMBA) tại Việt Nam và các nước khu vực Đông Nam Á.
PGS. TS. Trần Thị Mỹ Diệu - Hiệu trưởng Trường Đại học Văn Lang cho biết, diễn đàn là dấu ấn cho lần hợp tác giữa VLU và Đại học Hawai’i, mở ra cơ hội chia sẻ kinh nghiệm học thuật, nghiên cứu và tích cực phát huy điểm mạnh của Việt Nam trong thời đại mới. PGS. TS. Trần Thị Mỹ Diệu khẳng định: “Việc chia sẻ kinh nghiệm, phát huy thế mạnh và khắc phục điểm hạn chế, cùng thảo luận làm sao để khai thác và ứng dụng AI vào giáo dục cũng như kinh tế là hết sức cần thiết với nền giáo dục. Việc này giúp nâng cao chất lượng giáo dục và giải quyết các vấn đề cộng đồng.”
Chương trình VEMBA là một trong những chương trình theo chiến lược đổi mới giáo dục, bắt kịp xu hướng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần để VLU hoàn thiện sứ mệnh đào tạo nên người học toàn diện, mang lại tác động tích cực và truyền cảm hứng cho xã hội.
Quy tụ hơn 120 giám đốc điều hành doanh nghiệp và lãnh đạo công nghệ từ các công ty hàng đầu thế giới là cựu sinh viên VEMBA, chương trình là không gian trao đổi cởi mở, chia sẻ về sự phát triển của AI cùng những ảnh hưởng của nó đến việc phát triển các lĩnh vực tại Việt Nam. Theo đó, AI đã mang đến nhiều lợi ích, góp phần giúp Việt Nam thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế, y tế, khoa học - công nghệ,...
GS. Bùi Xuân Tùng - Giám đốc chương trình MBA của Đại học Hawai’i tại Việt Nam nhấn mạnh, Việt Nam đang tăng tốc trong hành trình hội nhập toàn cầu với bối cảnh là những thách thức chưa từng có trong chính trị, thị trường, các tác động từ biến đổi khí hậu,... “Hội nghị do Đại học Hawai’i tại Việt Nam và Trường Đại học Văn Lang đồng tổ chức, giúp khám phá cách Việt Nam có thể nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế của mình.” - GS. Bùi Xuân Tùng nhấn mạnh.
Bàn về tiềm lực của trí tuệ nhân tạo với ngành Du lịch - Khách sạn, TS. Nguyễn Thị Vân - Trưởng Khoa Du lịch Trường Đại học Văn Lang đã giới thiệu một số điểm quan trọng giúp tạo nên sự khác biệt khi ứng dụng AI vào lĩnh vực Du lịch: “Nhờ có công nghệ, khách hàng và doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch có thể tối ưu hóa nhiều công việc từ rà soát thông tin đến đặt vém tìm kiếm địa điểm, hỗ trợ công tác quản lý cho nhà cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên các doanh nghiệp, người làm Du lịch cũng cần quan tâm đến trải nghiệm thực, cảm giác và sở thích của khách hàng. Hiện tại, đây là điểm còn hạn chế của AI.”
Trả lời câu hỏi ngành y tế Việt Nam có đang sẵn sàng áp dụng AI, TS. Lê Quốc Sử - Tổng giám đốc Công ty Stembs Holding cho biết hiện Sở Y tế Tp. HCM đang triển khai đề án giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến 2030, trong đó triển khai ứng dụng công nghệ trong các hoạt động, hướng đến nền y tế thông minh. AI đang trở thành xu thế, mở ra cơ hội phát hiện, chẩn đoán chính xác bệnh, đóng góp cho nền y học. Tuy nhiên, việc ứng dụng AI vào y tế tại Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức; cơ bản nhất là hạn chế về cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin quản lý còn khuyết điểm.
Trước cơ hội mở ra bởi sự tác động của dữ liệu, các diễn giả dự đoán, sự phát triển của xã hội Việt Nam trong 5 - 10 năm tới sẽ hướng đến việc kết nối toàn cầu. Ông Nguyễn Bá Quỳnh - Phó Chủ tịch Cấp cao kiêm Giám đốc thị trường APJ và VDC, Hitachi Digital Services Việt Nam cho biết, cần nâng cao quản lý chuyên môn, phát huy học máy nhằm tăng tính bảo mật của AI và tự động hóa dữ liệu. Các chuyên gia nhấn mạnh, Ai có khả năng hỗ trợ tích cực các hoạt động kinh doanh trên nhiều phương diện: nghiên cứu thị trường, tăng hiệu quả hoạt động và cải thiện mối quan hệ giữa khách hàng và nhân viên.
Muốn vượt qua thách thức để dẫn đầu trong kỷ nguyên công nghệ hóa, số hóa toàn cầu, mọi doanh nghiệp đơn vị trong lĩnh vực tài chính, y tế, du lịch, giáo dục hay nông nghiệp đều cần có sự chuẩn bị, sẵn sàng đối mặt và xử lý các vấn đề bảo mật dữ liệu theo luật mới, đảm bảo tính chiến lược, có kế hoạch xác định trên hành trình nỗ lực chuyển đổi số.
Dưới sự dẫn dắt của các chuyên gia, hội nghị tiến hành triển khai thảo luận các phiên tọa đàm với nhiều chủ đề hấp dẫn:
|
Tin: Ánh Minh - Trang Dương
Hình ảnh: Đăng Anh - Lê Hoàng
Thẻ
Gửi thất bại