Khoa Mỹ thuật & Thiết kế ra mắt phim tài liệu khoa học: Di sản Việt - “Nhà rường Huế”

Tác Giả
Thanh Huy
Ngày
27/02/2024(1383 lượt xem)
Chia sẻ qua
iconiconicon
thumbnail

Ngày 28/02/2024, Khoa Mỹ thuật và Thiết kế tổ chức buổi ra mắt phim tài liệu khoa học Di sản Việt “Nhà rường Huế”. Lấy nguồn tư liệu từ những chuyến điền dã về nguồn của thầy trò Khoa Mỹ thuật & Thiết kế, bộ phim tài liệu khoa học chứa đựng nguồn tri thức văn hoá phong phú, truyền cảm hứng về tình yêu di sản Việt.

Những nỗ lực bảo tồn văn hóa truyền thống

Từ năm 2012, đội ngũ giảng viên Khoa Mỹ thuật và Thiết kế đã ấp ủ xây dựng các học phần nghiên cứu truyền thống trong chương trình đào tạo. Đến năm 2014, học phần “Nghiên cứu văn hóa truyền thống” chính thức vận hành, được xem là một trong những học phần đặc thù của Khoa. Hằng năm, Khoa Mỹ thuật và Thiết kế đều tạo điều kiện để sinh viên đến Huế học tập, trải nghiệm thực tế. Lấy cảm hứng từ những chuyến điền dã “về nguồn”, sau hơn 10 năm ấp ủ đến vận hành triển khai, bộ phim tài liệu khoa học Di sản Việt: Nhà rường Huế đã chính thức hoàn thiện. 

vlu-di-san-viet-nha-ruong-hue-khi-nghien-cuu-khoa-hoc-duoi-goc-nhin-dien-anh-a.jpg

Nhóm nghiên cứu đề tài và đoàn làm phim

  1. ThS. HS. Phan Quân Dũng - Trưởng Khoa Mỹ thuật và Thiết kế, Chủ nhiệm đề tài
  2. Nhà báo, Đạo diễn Nguyễn Thị Mỹ Dung - Thành viên cố vấn
  3. ThS. Lê Trường Bảo
  4. ThS. Nguyễn Thị Uyên Uyên
  5. ThS. Nguyễn Quốc Thanh
  6. ThS. Phan Văn Hùng
  7. ThS. Nguyễn Lê Thiên Hà
  8. ThS. Nguyễn Phan Bảo Long
  9. ThS. Trình Nguyễn Minh Trang

Nhà rường Huế - Nét đẹp kiến trúc độc đáo miền Trung Việt Nam

Huế từng là kinh đô của Việt Nam dưới sự trị vì qua 13 đời vua nhà Nguyễn. Kinh đô Huế lcó nhiều công trình kiến trúc phong kiến đa dạng điển hình của Việt Nam vào thế kỉ XIX với cung đình, miếu mạo, lăng tẩm, phủ đệ, trong đó nổi bật là hệ thống kiến trúc “Nhà rường”, phổ biến trong các làng xã của người dân xứ Huế.

Nhà rường Huế là một đề tài thú vị mà hiện nay không nhiều tài liệu đề cập, đặc biệt từ góc độ mỹ thuật trong sự kết hợp với công trình kiến trúc. Được xem là một cung điện quý tộc có quy mô khiêm tốn và giản dị hơn, Nhà rường Huế là một dấu ấn trong tiến trình phát triển kiến trúc dân gian mang đậm bản sắc Việt, là một nhân chứng của lịch sử chứng kiến bao thăng trầm của thời đại. 

vlu-di-san-viet-nha-ruong-hue-khi-nghien-cuu-khoa-hoc-duoi-goc-nhin-dien-anh-them.jpg
Nhà rường có thể hiểu là rường cột, một loại kiến trúc cổ ra đời vào khoảng thế kỉ XVII, là loại nhà có hệ thống kết cấu cột kèo bằng gỗ, được liên kết hoàn toàn bằng chốt, mộng gỗ để có thể tháo lắp dễ dàng.

Hình thức nghiên cứu khoa học mới mẻ cần được phát huy

vlu-di-san-viet-nha-ruong-hue-khi-nghien-cuu-khoa-hoc-duoi-goc-nhin-dien-anh-b.jpg

TS. Mã Thanh Cao - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM xúc động khi thưởng thức từng khung hình, lời bình trong bộ phim tài liệu khoa học Di sản Việt: Nhà rường Huế . Đây là một dạng thức tài liệu khoa học mới mẻ, mang đặc thù của khối ngành Nghệ thuật - Thiết kế. Dự án khoa học của Khoa Mỹ thuật và Thiết kế Trường Đại học Văn Lang góp phần tạo tiền đề cho những tác phẩm phim tài liệu giá trị tiếp theo về di sản Việt.

vlu-di-san-viet-nha-ruong-hue-khi-nghien-cuu-khoa-hoc-duoi-goc-nhin-dien-anh-c.jpg

“Không dễ để có thể làm được một bộ phim tài liệu khoa học về di sản nhưng Văn Lang có được sự hậu thuẫn rất lớn về công nghệ, nhân lực và được xã hội ủng hộ. Không thuộc về riêng một cá nhân nào, tác phẩm khoa học này là sản phẩm thuộc về Trường Đại học Văn Lang.” - ThS. HS. Phan Quân Dũng - Chủ nhiệm đề tài, Trưởng khoa Mỹ thuật và Thiết kế cho biết.

vlu-di-san-viet-nha-ruong-hue-khi-nghien-cuu-khoa-hoc-duoi-goc-nhin-dien-anh-d.jpg

Với tư cách là cố vấn, viết lời bình cho phim, Nhà báo Nguyễn Thị Mỹ Dung cho rằng phim tài liệu khoa học Di sản Việt “Nhà rường Huế” vô cùng ý nghĩa với sứ mệnh đưa thế hệ trẻ tìm hiểu, nghiên cứu về di sản Việt trước khi có những thứ bị mai một dần. 

vlu-di-san-viet-nha-ruong-hue-khi-nghien-cuu-khoa-hoc-duoi-goc-nhin-dien-anh-e.jpg
PGS. TS. Lê Thị Kim Oanh - Trưởng Khoa Môi trường, Trưởng Phòng phát triển nghiên cứu khoa học trân trọng những nỗ lực của nhóm tác giả Khoa Mỹ thuật và Thiết kế trong việc sản xuất, phát hành một sản phẩm nghiên cứu khoa học dưới hình thức phim tài liệu khoa học, sống động và giàu cảm xúc, đậm dấu ấn Văn Lang.
vlu-di-san-viet-nha-ruong-hue-khi-nghien-cuu-khoa-hoc-duoi-goc-nhin-dien-anh-f.jpg

Với cảm xúc tự hào, Nhà báo Hoài Hương chia sẻ: “Chất lượng phim tốt về cả mặt hình ảnh lẫn nội dung lời bình, âm nhạc, mang lại sự liên kết chặt chẽ, tận dụng tốt tư liệu quý. Không chỉ phổ biến trong phạm vi Văn Lang, hình thức nghiên cứu văn hóa mới mẻ này nên lan tỏa đến các trường đại học, góp phần lưu giữ tình yêu di sản đến các thế hệ.”

vlu-di-san-viet-nha-ruong-hue-khi-nghien-cuu-khoa-hoc-duoi-goc-nhin-dien-anh-g.jpg

TS. Nguyễn Đắc Tâm - Chủ tịch Hội đồng Sáng lập Trường Đại học Văn Lang, Viện trưởng Viện Di sản Văn Lang hy vọng Nhà trường sẽ ngày càng phát triển về công tác bảo tồn và lưu giữ di sản. “Di sản phải sống, phải biến nó thành thực tế, sinh động và khắc sâu vào tâm khảm của các thế hệ sinh viên.” 

vlu-di-san-viet-nha-ruong-hue-khi-nghien-cuu-khoa-hoc-duoi-goc-nhin-dien-anh-h.jpg

Với bộ phim tài liệu khoa học Di sản Việt: “Nhà rường Huế”, Trường Đại học Văn Lang đã công bố được một sản phẩm khoa học mang tính đặc thù cao. Từ hành trình đầy cảm hứng và sáng tạo của nhóm nghiên cứu, các thế hệ tiếp nối có thể tiếp tục mở rộng, đào sâu và phát triển thêm nhiều bộ phim tài liệu khoa học giá trị khác nhằm phục vụ công tác đào tạo chuyên môn, kế thừa và xây dựng ý thức bảo tồn di sản, lan tỏa tình yêu quê hương, đất nước.

Tin: Thanh Huy
Hình: Đắc Khánh - Trung Hiếu

Thẻ