Công nghệ Quảng cáo: Ngành “thời thượng” triển vọng tại Trường Đại học Văn Lang

Tác Giả
Mai Kim Liên
Ngày
11/05/2024(180 lượt xem)
Chia sẻ qua
iconiconicon
thumbnail

Năm 2021, Trường Đại học Văn Lang chính thức công bố tuyển sinh ngành Công nghệ Truyền thông, đào tạo theo định hướng công nghệ quảng cáo. Đây là ngành học triển vọng giữa cơn “bão” công nghệ toàn cầu, sinh viên tốt nghiệp có cơ hội việc làm rộng mở. 

Tương lai của ngành quảng cáo: Xu hướng tại Việt Nam

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin và các nền tảng mạng xã hội giúp quảng cáo dễ lan tỏa và tạo tác động lớn đến hành vi người dùng. Những năm gần đây, tại Việt Nam, có rất nhiều chiến dịch quảng cáo nổi tiếng và thành công. Các chiến dịch như “Nhịp cầu Yêu thương”  (Vinamilk), chiến dịch "Tôi yêu Việt Nam" (Mobifone), chiến dịch quảng cáo âm nhạc (ca sĩ Đen Vâu, Hoàng Thùy Linh),… không chỉ được biết đến rộng rãi ở Việt Nam mà còn được công nhận trên các diễn đàn quốc tế.

Đa phần các chiến dịch quảng cáo đều có sự “nhúng tay” của đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp và sử dụng các công nghệ hiện đại gồm: Kỹ thuật quay phim và chỉ đạo nghệ thuật, Đồ họa máy tính và hiệu ứng đặc biệt, Chỉnh sửa hậu kỳ và xử lý âm thanh, Sử dụng công nghệ VR và AR,... Ngoài ra, các chiến dịch cũng sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội như YouTube, Instagram, Spotify, Tiktok, Facebook… để phân phối và quảng bá thông điệp đến gần với người dùng. 

vlu-cong-nghe-quang-cao-nghe-thoi-thuong-trien-vong-tai-vlu-a.jpg

Bên cạnh sự phát triển của ngành, nhu cầu nhân lực ở các công ty truyền thông - quảng cáo tại Việt Nam rất lớn. Theo Trung tâm dự báo Nhu cầu Nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM, trong giai đoạn 2022-2025, ngành Truyền thông - Quảng cáo - Marketing tại TP.HCM cần 21.600 lao động mỗi năm, chiếm khoảng 8% tổng số vị trí cần tuyển.

Nhận thấy xu thế của ngành và tiềm năng việc làm cho sinh viên khi kết nối với các doanh nghiệp, năm 2021, Trường Đại học Văn Lang tuyển sinh ngành Công nghệ truyền thông - chuyên ngành Công nghệ Quảng cáo, dựa trên nền tảng tiên phong đào tạo khối ngành truyền thông từ năm 2007.

Ứng dụng thực tiễn -  Sẵn sàng bước vào thị trường lao động

Với định hướng “lý thuyết gắn liền với thực tiễn” - ngành Công nghệ Truyền thông được VLU đầu tư phát triển cơ sở vật chất và chương trình đào tạo chuyên sâu, bám sát xu hướng xã hộiứng dụng công nghệ - thiết bị kỹ thuật số vào công tác giảng dạy. 

Trong đó, chương trình đào tạo được thiết kế học phần doanh nghiệp xuyên suốt từ năm thứ 2 đến năm thứ 4. Nhà trường cung cấp môn học hữu ích và mang tính ứng dụng cao như: Thiết kế đồ họa, Kỹ thuật nhiếp ảnh số, Ứng dụng Ai trong truyền thông, Quảng cáo và xúc tiến bán hàng, Kỹ thuật quay phim và biên tập video, Sản xuất phim Quảng cáo,... Đây là tiền đề giúp sinh viên tiếp cận với các doanh nghiệp trong việc nắm bắt kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp trước khi ra trường.

Bên cạnh ưu thế và chất lượng đào tạo đã được khẳng định trong lĩnh vực truyền thông, sinh viên Trường Đại học Văn Lang được trải nghiệm hệ thống cơ sở vật chất hiện đại hàng đầu với phòng lab, phòng thực tế ảo, studio thu âm thanh, phòng điều khiển,.... 

vlu-cong-nghe-quang-cao-nghe-thoi-thuong-trien-vong-tai-vlu-b.jpg

Song song đó, nhằm giúp sinh viên có cơ hội kiến tập, thực tập, Nhà trường hợp tác với nhiều doanh nghiệp lớn như HKFilm, Công ty Cổ phần Phim Ý Anh, Công ty TNHH Truyền thông và Quảng cáo MV MEDIA, Dr Thanh Studio, Phim trường MCV Complex, Công ty TNHH truyền thông Hướng Dương, Công ty TNHH ADCATS,… cũng như thường xuyên tổ chức các lớp học chuyên đề, cuộc thi như workshop khám phá ngành công nghiệp VFX cùng Bad Clay Studio, Lớp học chuyên đề “Kỹ thuật truyền thông số”, Cuộc thi sản xuất video quảng cáo Saigon Ink,... nâng cao kinh nghiệm thực tế cho sinh viên.

Nói về cảm nhận đối với khối ngành Truyền thông tại Trường Đại học Văn Lang, bạn Nhã Linh - một sinh viên thuộc khối ngành này chia sẻ: “Ngoài các môn học lý thuyết, chúng mình còn được học những môn học mang tính ứng dụng cao về công nghệ thông tin, thiết kế đồ họa, chụp ảnh, dựng phim,... Đặc biệt, việc tham gia các hoạt động ngoại khóa, những buổi tọa đàm với các chuyên gia trong ngành báo chí, truyền thông giúp chúng mình tích lũy nhiều kinh nghiệm, có thêm cơ hội tiếp cận sâu về lĩnh vực báo chí - truyền thông - công nghệ”.

Chương trình đào tạo bám sát thực tế giúp sau khi tốt nghiệp, cử nhân chuyên ngành Công nghệ Quảng cáo VLU có thể tự tin công tác tại các đơn vị nhà nước hoặc tư nhân như báo chí, đài truyền hình, phát thanh, hãng phim, công ty truyền thông giải trí, công ty quảng cáo… 

Trong thời đại 4.0, Công nghệ Truyền thông sẽ là ngành học “thời thượng” mở ra nhiều cánh cửa với những sinh viên năng động và có mong muốn thử sức trong môi trường đa văn hoá. Sinh viên tốt nghiệp tại VLU sở hữu kiến thức, kỹ năng thực tiễn, năng lực ngoại ngữ giúp sinh viên tự tin tham gia vào thị trường lao động đầy thử thách ở Việt Nam. 

Để trở thành sinh viên ngành Công nghệ Truyền thông (mã ngành: 7320106) tại Đại học Văn Lang, sinh viên đăng ký xét tuyển bằng phương thức xét điểm tốt nghiệp THPT, Phương thức xét Học bạ THPT, Phương thức xét điểm thi Đánh giá năng lực - ĐHQG TP.HCM và phương thức xét thi Đánh giá năng lực V-SAT.

Thời gian đào tạo: 4 năm

Văn bằng: Cử nhân Công nghệ Truyền thông

Mai Kim Liên

Thẻ